loading_ring_50.svg
  •  

  • 27 03 2023
    Acronis Backup - Giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu

    Acronis là một nhà cung cấp phần mềm bảo vệ dữ liệu có trụ sở tại Singapore. Công ty cung cấp dịch vụ sao lưu, khôi phục thảm họa (DR) trên các môi trường ảo, vật lý, đám mây và di động. Có mặt tại hơn 145 quốc gia, Acronis có hơn 500.000 đối tác và 5 triệu khách hàng.

     

    go-detail.png
  • 23 10 2019
    Giải Pháp Tổng Đài Điện Thoại

    Hệ thống tổng đài điện thoại giúp bạn có một mạng thông tin liên lạc giữa các máy nội bộ trong DN, cũng như từ các máy nội bộ ra bên ngoài một cách thuân tiện, ít tốn kém nhất. Bạn cũng có thể quản lý hệ thống điện thoại của mình bằng cách cho phép hay không cho phép một máy nào đó trong nội bộ thực hiện các cuộc gọi ra ngoại tỉnh, di động,...

    go-detail.png
  • 22 10 2019
    Giải Pháp Ảo Hóa

    Hiện đang có một giải pháp khác có thể sẽ phù hợp hơn. Đó là sử dụng các công nghệ ảo hóa để nâng cao hiệu năng sử dụng, đồng thời vẫn đảm bảo sự quản trị thuận tiện và tính bảo mật của hệ thống, giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành. Không phải ngẫu nhiên mà công ty nghiên cứu và tư vấn IT có uy tín Gartner đã đánh giá rằng ảo hóa là một trong 10 hướng công nghệ nóng nhất của năm 2008 [2]. Và nếu chúng ta cùng theo dõi những tiến triển, kết quả về công nghệ và động thái đầu tư, quảng bá để thúc đẩy các giải pháp ảo hóa từ các hãng lớn như Intel, IBM, HP, Cisco… trong thời gian qua, thì nhận định của Gartner là hoàn toàn có cơ sở.

     

    go-detail.png
  • 15 06 2019
    Giải Pháp Microsoft Office 365

    Microsoft Office 365 tích hợp bộ ứng dụng văn phòng chuyên nghiệp mới nhất của Microsoft Office 2016, đi kèm với những ứng dụng Email Exchange, Sharepoint, Onedrive for Business, Sky for Business… Sẽ tạo ra một lợi thế mới cho Doanh nghiệp

     

    go-detail.png
loading_ring_50.svg

Đối tác

Đối tác của chúng tôi là những doanh nghiệp hang đầu trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Truyền thông quảng cáo... hợp tác cùng Smart Media để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Bản đồ

Hãy quen với việc "Made in toàn cầu" hay "Made in khu vực"

Chia sẻ về những quy định xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế chia sẻ rằng, các hiệp định thương mại tư do cũ, xuất xứ hàng hóa liên quan đến hai tiêu chí: Công đoạn gia công chế biến đơn giản và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (HS).

Không nên chỉ nhìn vào tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu

Cụ thể, mỗi FTA có một danh sách các công đoạn được coi là gia công chế biến đơn giản, nếu vi phạm một trong các công đoạn gia công chế biến đơn giản thì dù nhà sản xuất đó có vượt qua ngưỡng hàm lượng giá trị khu vực RVC 40% (Regional Value Content) hoặc đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn không thể có giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu hàng hóa đó đi. Tuy nhiên, công đoạn gia công chế biến đơn giản tùy thuộc đặc thù của từng FTA. Có những FTA liệt kê các tiêu chí rất ngắn, nhưng cũng có những FTA lại đưa ra danh sách rất dài buộc doanh nghiệp phải vượt qua tất cả các tiêu chí này. Và danh mục này càng ngắn bao nhiêu thì càng đơn giản cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Ví dụ, FTA giữa ASEAN và Trung Quốc rất ngắn, rất dễ cho doanh nghiệp thực hiện, nhưng FTA Việt Nam - Hàn Quốc, hay Việt Nam - Ấn Độ thì quy định dài hơn, khó cho doanh nghiệp thực hiện hơn, chỉ cần vi phạm 1 điều là không thể vượt qua.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bãi bỏ các công đoạn gia công chế biến đơn giản tạo điều kiện thuận cho doanh nghiệp hơn rất nhiều, khi chỉ cần đạt tiêu chí chuyển đổi mã số HS hoặc đạt giá trị RVC trên 40% là đủ điều kiện nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một Hiệp định văn minh, tiến bộ nhất trong số các FTA mà Việt Nam có tham gia.

Các FTA còn cho cho phép cộng dồn giá trị khu vực, ví dụ RVC 40% trong ASEAN thì sản phẩm có 20% giá trị Thái Lan, 10% Philippines, 5% Lào, 5% Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN, là đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D.

Giả sử một cái tivi khi xuất khẩu để được cấp C/O, theo Hiệp định ASEAN Trung Quốc, đầu vào được phép cộng gộp đạt giá trị của các nước tham gia FTA lên tới 40%, như vậy Việt Nam chỉ cần đóng góp một phần nhỏ xíu vài phần trăm thôi cũng đã được công nhận là xuất xứ Việt Nam rồi.

Bà Bùi Kim Thùy cho hay: “Cũng không nên buồn vì nếu chúng ta chỉ đóng góp được 1 phần nhỏ bé trong sản phẩm, bởi nếu làm một mình thì đừng tham gia FTA, đừng hội nhập kinh tế quốc tế nữa. FTA là để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của giá trị khu vực, nước nào có sản phẩm nhanh, nhiều, tốt, rẻ tại sao chúng ta không dùng. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã được chuyên môn hóa  ở cấp độ cao nhất rồi, nước khác đã làm tốt hơn thì chúng ta không nên làm nữa. Chúng ta nên quen với việc các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì lúc nào cũng chỉ nhìn vào tỷ lệ nội địa hóa của ta là bao nhiêu phần trăm”.

Hãy quen với việc "Made in toàn cầu" hay "Made in khu vực"

Tuy nhiên, nữ chuyên gia cũng cho biết, các doanh nghiệp sản xuất cần vận dụng nhiều hơn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (HS), đây là tiêu chí hiện đại, minh bạch, rõ ràng dễ cho doanh nghiệp thực hiện mà không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái hàng ngày. Để xác định giá trị ngưỡng RVC thì doanh nghiệp phải xem xét quá nhiều hóa đơn đầu vào, nhưng với tiêu chí chuyển đổi mã số HS những người làm xuất nhập khẩu chuyên nghiệp không cần quan tâm tới giá trị ngưỡng RVC nữa.

Ví dụ, để lắp ráp 1 cái tivi có trên 100 linh kiện, sẽ có ngần đó mã HS rời, người làm hồ sơ để xin cấp C/O chỉ cần liệt kê một cái cột bên trái là mã HS của tất cả các linh kiện, còn cột bên phải chỉ có duy nhất một mã HS của hàng hóa thành phẩm. Khi đó, với bộ mã chuyển đổi HS 6 số, nhà sản xuất tivi chỉ cần chứng minh hai số cuối cùng của thành phẩm khác với mã số của các linh kiện là coi như chuyển đổi mã số thành công.

Không chỉ có lợi cho doanh nghiệp, việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã HS còn có lợi cho công tác quản lý, có lợi cho quản lý thị trường, cơ quan cấp chứng C/O, cơ quan hải quan. Cơ quan quản lý không cần cộng trừ nhân chia giá trị hàng hóa, chỉ cần nhìn vào bảng mã số HS là biết sản phẩm có chuyển đổi là thành công chưa. Khi đã chuyển đổi mã số hàng hóa rồi thì không cần xem đến ngưỡng  giá trị hàng hóa nội địa là bao nhiêu % nữa.

Nữ chuyên gia cũng chia sẻ thêm, chúng ta hãy quen với việc "Made in the region" (chuỗi cung ứng sản xuất trong khu vực), "Made in the world" (chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu) mà đừng nghĩ là "Made in one single country" (sản xuất tại một quốc gia). Với toàn cầu hóa sẽ không có nước nào làm ra được từ đầu tới cuối để có thành phẩm hoàn chỉnh. 

“Hãy quen với việc “Made in toàn cầu”, “Made in khu vực”, khi một sản phẩm cuối được sản xuất tại Việt Nam, được xuất đi từ cảng Việt Nam thì được coi là hàng Việt Nam rồi. Nếu có 1 sản phẩm nhập khẩu 95% từ bên ngoài, Việt Nam chỉ đóng góp là 5%, nhưng công đoạn cuối cùng diễn ra tại Việt Nam. Sản phẩm đó được bán đi toàn cầu, sẽ đóng góp GDP nhiều hơn là sản phẩm 100% của Việt Nam nhưng chỉ bán trong nội địa”, bà Bùi Kim Thùy nhấn mạnh.

SunHitech.vn (Theo Ictnews)

 
 
Gọi 09025 777 63